Lịch hoạt động Montessori lứa tuổi 0-3

468.000,0

  • Dành cho trẻ từ 0-3 tuổi: Giai đoạn quan trọng đối với cả cha mẹ lẫn trẻ nhỏ
  • Chuỗi những gợi ý cụ thể về các hoạt động, trải nghiệm thú vị :  Sờ chạm, thủ thỉ, giác quan, khám phá đời sống, thực hành cuộc sống, âm nhạc, kết nối gia đình,…
  • Phát triển ngôn ngữ Tiếng Anh qua các bài hát hoặc câu chuyện – thiết lập môi trường toàn diện cho trẻ
Category:

mô tả sản phẩm

Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi 0 – 3

Trí tuệ thẩm thấu và sự bắt chước.
Theo bà Maria Montessori, đây là giai đoạn trẻ sở hữu một bộ não “thấm hút” tức là giai đoạn này, trẻ tiếp nhận tất cả mọi thứ xung quanh môi trường cho dù là xấu hay tốt đẹp. Chẳng thế mà có đôi khi ở độ tuổi trẻ đang học nói, trẻ nói ra những câu mà cha mẹ phải ngớ người “Không biết con học điều đó từ đâu ra?” Hay trẻ thích được đi giày dép người lớn, thích được mang cặp, đội mũ và chuẩn bị “đi làm”. Bản thân trẻ ở giai đoạn này đang coi người lớn là những hình mẫu lý tưởng, trẻ thích được làm giống người lớn và trẻ bắt chước người lớn làm mọi thứ. Câu thần chú trong giai đoạn này cho cha mẹ là “Hãy giúp con để con được TỰ làm”. Các con ngưỡng mộ người lớn chúng ta như những vị thánh vậy. Là những người lớn, hãy tạo một môi trường trung thực, an toàn và đáng tin cậy dành cho trẻ. Nếu trẻ cảm thấy có thể tin tưởng người lớn chúng ta một cách tuyệt đối, chắc chắn trẻ sẽ có lối hành xử thông minh và đầy lịch sự!

Giai đoạn nhạy cảm.
Ở độ tuổi này trẻ sẽ trải qua một số giai đoạn nhạy cảm (hay ở những trẻ sơ sinh được gọi là wonder weeks) như nhạy cảm với sự xa cách (trẻ sẽ khóc to và nhiều nếu cha mẹ rời khỏi bé, trẻ sẽ bám riết lấy cha mẹ cả ngày), nhạy cảm với trật tự (dép phải để đúng chỗ, trẻ phải ngồi đúng chỗ…), nhạy cảm về sự sở hữu (trẻ không muốn chia sẻ đồ với người khác), nhạy cảm về ngôn ngữ (trẻ nói nhiều, hỏi nhiều…để thu thập thông tin), nhạy cảm với đồ vật nhỏ (trẻ bị xao nhãng bởi những thứ nhỏ bé dưới đất mà chưa phân biệt được vật đó có bẩn hay có an toàn không?), nhạy cảm với đồ vật nặng (trẻ bê ghế to, kéo đồ nặng đi loanh quanh khắp nơi…). Đặc biệt là nhạy cảm với vận động thô và ngôn ngữ, trẻ có thể lắng nghe say sưa và bập bẹ nói theo khi nhìn vào khẩu hình môi người lớn hay có thể bùng nổ ngôn ngữ khi đến lúc cũng như có quyền tự hào như một “chiến binh” từ trạng thái nằm bất động một năm đến khi “lột xác” độc lập tự ăn thô, tự chạy nhảy và cảm tưởng như trẻ luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng. Và khi trẻ trải qua những thời kỳ nhạy cảm này là trẻ đang xây dựng trong mình những kinh nghiệm, những kiến thức để từ đó hình thành nên trí tuệ của trẻ. Khi trẻ trải qua những giai đoạn này, các cha mẹ sẽ cảm thấy trẻ khó tính hơn, bướng hơn, lì hơn và chìa khóa để vượt qua những giai đoạn này là cha mẹ hãy TIN TƯỞNG tuyệt đối nơi trẻ. Hãy tin rằng trẻ không phải cố tình bướng bỉnh, trẻ không hư mà đó là vì bản năng bên trong trẻ mách bảo, hãy tin rằng mọi thứ đều có lý do và chúng ta – là người lớn, mọi phản ứng, lời nói, dáng đi ta muốn trao cho trẻ thông điệp gì? Rằng quát mắng, chỉ trích, giận dữ mới giải quyết được vấn đề hay tất cả mọi chuyện chỉ là chuyện nhỏ và rồi những cơn ăn vạ, mè nheo sẽ qua và trẻ thấu hiểu cảm xúc và chính bản thân mình để học cách xử lý cảm xúc và hành động trong tình huống đó, cha mẹ hoàn toàn có thể giải quyết được và hãy tin tưởng ở chính mình. Trẻ bình đẳng với người lớn. Chỉ vì chúng ta cao hơn, không có nghĩa là chúng ta giỏi hơn, chúng ta chỉ là có nhiều kinh nghiệm hơn mà thôi.

Bí mật của những nơron thần kinh.
Mỗi khi một kỹ năng hoặc một điều mới mẻ được hình thành thì một nơron thần kinh mới được tạo ra và liên kết với nhau một cách chắc chắn. Càng có nhiều trải nghiệm, những sợi dây thần kinh sẽ càng kết nối với nhau chặt chẽ hơn và hơn nữa. Vậy để những nơron mới được tạo ra, chắc chắn trẻ phải thông qua việc thử làm và sai khi tương tác với môi trường. Khi làm sai trẻ mới có thể biết đâu là đúng và dần hình thành nên kinh nghiệm của mình. Càng trải nghiệm nhiều, sai nhiều thì bộ não càng phát triển, vậy thì ngại gì không cho các con thử và chấp nhận những lỗi sai đó phải không cha mẹ?

Tập trung vào phát triển giác quan.
Trẻ hình thành giác quan ngay từ khi trong bụng mẹ. Và trẻ bắt đầu học hỏi khám phá từ khi đó. Trong những năm đầu đời, bé sẽ tiếp tục quá trình hoàn thiện các giác quan để các giác quan trở nên tinh tế nhất. Càng trải nghiệm nhiều, não bộ của bé sẽ càng được rèn luyện và phát triển hơn.

Yêu thích sự lặp đi lặp lại.
Có những câu chuyện trẻ muốn mẹ kể đi kể lại và có thể chỉ kể đúng một trang đó mà thôi. Không ít các cha mẹ than vãn rằng “Kể không biết bao nhiêu lần rồi, con không thấy chán à?” Nhưng cha mẹ có biết để thành thực một kỹ năng thì sự lặp đi lặp lại là một điều cần thiết. Trẻ đang xây dựng sự trật tự trong chính bản thân mình và từ đó giúp ích cho sự phát
triển trí não của con.

Yêu thích khám phá và vận động.
Trẻ thích được vận động, được làm việc, tuy nhiên trẻ không quan tâm đến kết quả. Có thể bạn và trẻ có một cuộc đi dạo đến công viên, nhưng đích của trẻ sẽ không phải là công viên mà trẻ như một người khám phá bất cứ thứ gì trên đường, trẻ có thể dừng lại để nhìn say sưa một anh chị khác đang đứng bên đường nói chuyện hay những con kiến bé tí xíu dưới mặt đất. Hoặc trẻ có thể không đi đường thẳng mà trèo lên những gờ tường, băng qua những tảng đá. Trẻ sẽ tự thử thách bản thân và tập trung vào QUÁ TRÌNH trải nghiệm chứ không quan tâm đến kết quả. Vậy thì chúng ta hãy đợi để trẻ có thể trải nghiệm theo
nhịp điệu riêng của trẻ.

Cảm xúc bùng nổ như chơi tàu lượn siêu tốc.
Cha mẹ không còn ngạc nhiên trước những em bé vừa khóc ăn vạ thành cười tươi luôn được. Cảm xúc trong giai đoạn này do sự chưa hoàn thiện của não bộ lẫn sự chưa thấu hiểu chính mình cũng như bên trong sự thay đổi ngầm diễn ra như “vũ bão” nhanh và mạnh bị che lấp bởi vẻ bình yên, yếu ớt bên ngoài khiến cha mẹ khó cảm thông và kiên nhẫn trước cơn thất thường về mặt cảm xúc. Thay vào đó là sự quát mắng, trút giận giữa cái to lớn và bé nhỏ, của sự đàn áp trong bất lực. Thay vì điều đó, chúng ta có thể giúp con gọi tên cảm xúc của mình, nói ra sự việc như vốn là để con hoàn thiện khả năng ngôn ngữ diễn đạt và nhẹ nhàng vỗ về, luôn hiện diện, bao dung với trẻ: “Có phải con đang thấy cảm thấy…”. “Hẳn là khó chịu khi…”. “Con đang rất vui khi…”. “Cha/Mẹ ở đây là để giúp con, con bình tĩnh và nín khóc chúng ta sẽ nói chuyện nhé”. “Có phải con đang muốn nói với
cha/mẹ là …”. “Con đang có cảm giác gì?”(Khi trẻ lớn hơn một chút). “Theo con mình có thể làm gì để con dễ chịu hơn”. “Có cách nào khác để giải quyết chuyện này không con nhỉ?”. “Con có thể lựa chọn …”.

>>> Bộ lịch này dành cho ai?

  • Những người quan tâm đến giáo dục sớm, quan tâm đến phương pháp Montessori cho trẻ nhỏ từ 0 – 3 tuổi.
  • Những gia đình đang có người mẹ trong giai đoạn thai kỳ chuẩn bị sinh em bé.
  • Những cha mẹ có con trong lứa tuổi 0 – 3.
  • Trường mầm non muốn ứng dụng thêm tinh thần Montessori vào chương trình giảng dạy, do đó chúng tôi có lồng ghép một số hoạt động có giáo cụ Montessori kèm theo.
  • Những giáo viên nghiên cứu thêm cho hoạt động học tập và giảng dạy của mình.
  • Những người muốn dành tặng món quà ý nghĩa này cho những em bé ở xung quanh mình.

>>> Đặc điểm của bộ lịch
Bộ lịch là chuỗi những gợi ý cụ thể về các hoạt động, trải nghiệm thú vị được chia đều các ngày từ thứ 2 đến Chủ nhật bao gồm 7 lĩnh vực:

  • Hoạt động sờ chạm: Với những cái chạm đơn giản, chạm vào lưng, vào bụng hay những bài massage nhẹ nhàng, cha mẹ đang mang đến cho những giây phút thư thái và an toàn thứ mà ở độ tuổi 0 – 3 là quan trọng nhất. Những khoảnh khắc chạm tuy đơn giản nhưng nếu các cha mẹ liên tục thực hiện thì sẽ mang đến một hiệu quả bất ngờ. Còn gì thú vị khi đó là những món quà đặc biệt mà chỉ ở trong gia đình trẻ mới có thể cảm thấy được? Những hoạt động này không chỉ tạo niềm tin giúp con an tâm học hỏi và khám phá môi trường xung quanh mà còn có tác dụng hai chiều thư giãn cho cha mẹ.
  • Thủ thỉ cùng con: Là những giây phút các con được nghe cha mẹ nói xem con có giá trị như thế nào? Con được bố mẹ yêu nhiều ra sao?… Tốt nhất hãy thực hiện trước khi con ngủ để những điều này đi vào tiềm thức của con giúp con có một giấc ngủ ngon hơn và từ đó mang lại sức mạnh để con tự tin trên hành trình khám phá của chính mình. Bạn có thể thực hiện hoạt động thủ thỉ cùng con thường xuyên nhất có thể. Đó chính là những món ăn tinh thần lớn nhất dành cho bé! (Lưu ý: Theo Montessori dưới 1 tuổi khuyến khích đọc và kể những câu chuyện về người thật, việc thật cho trẻ. Các câu chuyện nhân hóa từ con vật được kể sau 1 tuổi).
  • Giác quan – Thăng bằng và nhịp điệu: Là những hoạt động giúp trẻ phát triển về thể chất, tất cả các cơ và các bộ phận trên cơ thể được vận động. Những hoạt động này giúp trẻ giữ thăng bằng và từ đó hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, trẻ ăn ngoan, ngủ tốt hơn.
  • Hoạt động khám phá đời sống: Còn gì thú vị hơn khi thấy cuộc sống này thật nhiều điều thú vị và “A! Sao nó hay thế hả mẹ? Ôi! Mẹ ơi, nhìn con ốc sên đi kìa…” Mỗi lần khám phá là một lần trẻ lớn hơn, trẻ đang tích lũy mọi kinh nghiệm để xây dựng nên một cô/cậu bé thật thông minh trong tương lai đó cha mẹ ạ!
  • Hoạt động thực hành cuộc sống: Thông qua những hoạt động đơn giản, gần gũi, trẻ sẽ có cơ hội trở thành “người lớn tí hon”. Không ngạc nhiên khi bạn đến với một lớp học 0 – 3, bạn sẽ thấy các con ai cũng có việc của mình, các con nỗ lực và tập trung vào những điều con muốn và hài lòng khi mình có thể lau xong một chút nước rớt trên sàn, hay xúc hết được những viên đá sang bát bên cạnh. Trẻ cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều và dần dần con sẽ trở thành những người độc lập, tự tin hơn trong tương lai.
  • Âm nhạc: Bạn nghĩ sao nếu cả gia đình có những giờ hát cùng nhau và hát cho nhau nghe. Những giai điệu thân thương, đơn giản đi vào trẻ một cách tự nhiên và hơn hết, đó là những phút giây kết nối cực kỳ hiệu quả nếu bạn pha thêm được chút hài hước vào những giai điệu đó.
  • Cả nhà bên nhau: Trẻ có thời gian kết nối với gia đình, trẻ có thời gian quan sát và học được cách giải quyết vấn đề của từng thành viên trong gia đình qua đó hiểu nhau và yêu thương nhau nhiều hơn.
  • Ngôn ngữ Tiếng Anh: Mỗi tuần trẻ sẽ được nghe một câu chuyện hoặc bài hát bằng tiếng Anh, điều này cung cấp cho trẻ môi trường tiếp xúc thêm với một ngôn ngữ mới qua đó phát triển khả năng tiếng Anh của trẻ trong tương lai.

khách hàng nhận xét

There are no reviews yet.

Be the first to review “Lịch hoạt động Montessori lứa tuổi 0-3”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *