Dạy con phát triển ngôn ngữ theo Montessori

Ngay từ khi sinh ra việc dạy con phát triển ngôn ngữ đã luôn là một trong những vấn đề ba mẹ quan tâm hàng đầu. Vậy hiểu như thế nào về ngôn ngữ và ngôn ngữ theo Montessori là như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

“Ngôn ngữ là điểm trọng tâm khác biệt giữa loài người và tất cả các giống loài khác. Ngôn ngữ nằm ở gốc rễ của sự biến đổi của môi trường mà chúng ta gọi là nền văn minh…Ngôn ngữ là dụng cụ của tập hợp tư duy … và phát triển với tư duy của loài người … Vì vậy, ngôn ngữ là sự biểu hiện thực sự của một loại trí thông minh siêu phàm.” – Maria Montessori

Montessori đã khám phá rằng một đứa trẻ trải qua giai đoạn nhạy cảm về phát triển ngôn ngữ từ lúc sinh cho tới khoảng 6 tuổi.

– Giai đoạn này có liên quan với nhiều mặt thuộc giác quan và chuyển từ bập bẹ và lặp lại các tiếng động đơn giản qua sự nhận thức rằng mọi thứ đều có tên của chúng, vào trong một sự quan tâm ngày càng lớn tới các thành phần của âm thanh và hình dạng, và cuối cùng chuyển qua các khả năng để viết, đọc và những sự thám hiểm ngày càng tăng vào giao tiếp có ý nghĩa.

– Montessori đã thấy rằng đứa trẻ có những khả năng phi thường trong giai đoạn này và sự nhạy cảm đặc biệt này mang lại kết quả cho mỗi con người khả năng làm chủ tính phức tạp của ngôn ngữ của mình với một sự dễ dàng mà không bao giờ có thể lặp lại một lần nữa.

– Sự thụ đắc tiếng mẹ đẻ là việc làm quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta. “Một khi chúng ta có được ngôn ngữ tùy ý chúng ta sử dụng, chúng ta có được một chìa khóa sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa” (Listen to your child; Crystal, David ; pg. 12) chúng ta có được nhiều tài liệu lưu trữ của quá khứ, đóng góp cho những sự phát triển của hiện tại và chúng ta có thể lên kế hoạch cho tương lai

– Bằng cách nghe một đứa trẻ cẩn trọng, không chỉ cái chúng nói mà còn cách chúng nói, chúng ta thấy rằng trẻ em không chỉ bắt chước bố mẹ như một con vẹt. Chúng đóng vai trò chủ động trong khả năng ngôn ngữ tương lai của chúng.

– Khi nào thì quá trình thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu? Từ đầu tiên mà đứa trẻ nói không đánh dấu sự bắt đầu của việc học ngôn ngữ của đứa trẻ đó. Đó là kết quả của một nỗ lực vô cùng lớn và một chuỗi các bước phức tạp của sự phát triển ngôn ngữ mà bắt đầu thậm chí trước cả khi sinh.

Về cơ bản, 3 khả năng cần thiết để giao tiếp với một người là:

a) Có khả năng tạo ra âm thanh và kết nối chúng với nhau để tạo thành lời nói có trí tuệ

b) Có khả năng nhận biết âm thanh và hiểu được lời nói của người khác

c) Khả năng nắm bắt được 1 cuộc đối thoại, tức là tương tác

Tổng hợp