Phương pháp Montessori trong chương trình giáo dục mầm non

Dạy trẻ theo phương pháp montessori được biết đến là phương pháp giáo dục mới và hiện đại dành cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé trong độ tuổi mầm non.

Do mới được áp dụng tại Việt Nam nên nhiều người vẫn chưa thực sự biết hết được đặc điểm của nó. Để giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu rõ hơn về phương pháp Montessori, Sol Edu có bài viết dưới đây hi vọng sẽ có ích cho các bạn.

Montessori thực tế là phương pháp học được nghiên cứu bởi Maria Montessori – một bác sĩ, tiến sĩ người Ý vào đầu thế kỉ 20. Hiện phương pháp này, được áp dụng thành ng tại hơn 7000 cơ sở giáo dục có chứng chỉ trên toàn thế giới.

Bên cạnh mô hình giáo dục mầm non, Montessori còn được tích hợp vào nhiều loại hình trường lớp như trường năng khiếu, trường học đại chúng, trường cho trẻ khuyết tật hay các lớp kĩ năng ngoại khóa.

1. Montessori giáo dục kĩ năng sống

Phương pháp Montessori bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi một số trường mầm non tư thục ng bố là nơi đầu tiên áp dụng chương trình học này. Các thông tin về Montessori cũng gây chú ý cho xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, được các bậc phụ huynh tìm hiểu tại một số diễn đàn hay cộng đồng mạng nổi tiếng.

Đây là phương pháp được chứng minh là cực kỳ hiệu quả khi đưa vào thực tế giáo dục, giúp khơi dậy khả năng tiềm tàng của trẻ, giúp chúng vươn lên trở thành những cá nhân xuất sắc trong xã hội. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn mơ hồ hoặc chưa hiểu hết về cách thức cũng như tiến trình giáo dục của Montessori.

Khi chương trình học theo mô hình Montessori được áp dụng vào trường mầm non với những bộ giáo cụ phù hợp, cách trang trí phòng học đẹp đẽ, cho phép trẻ được tự do khám phá và lựa chọn các hoạt động yếu thích của mình, các bậc cha mẹ cho rằng Montessori đề cao tính tự lập của trẻ, giúp các con nhận biết và phát triển sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Cùng thời điểm, nhiều tổ chức giáo dục hay các nhà văn hóa thiếu nhi cũng tổ chức các lớp học kĩ năng ngoại khóa. Nhiều người lại cho rằng mục đích chủ yếu của Montessori  là phát triển kĩ năng sống cho trẻ để chúng tự chăm sóc bản thân. Nhưng điều này chỉ được áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nhất định.

Trên thực tế, nếu Montessori được thực hiện bài bản và đúng cách, hiệu quả của nó sẽ kì diệu hơn rất nhiều so với sự mong đợi của các bậc cha mẹ. Nó có thể khiến một đứa trẻ bình thường cũng được phát huy hết khả năng tiếm ẩn của mình và trở nên xuất sắc, vượt trội trong số đông. Điều đó cũng đồng nghĩa là, phương pháp này đòi hỏi sự đầu tư xứng đáng về chi phí và nguồn nhân lực.

Xem thêm: 5 QUY TẮC VÀNG ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM MONTESSORI CHO TRẺ SƠ SINH

2. Đầu tư cho Montessori ở trường mầm non

Đầu tư cơ sở vật chất cho chương trình Montessori là một thách thức không hề nhỏ cho các trường mầm non nhà nước cũng như mầm non tư thục. Thế giới Montessori là thế giới đời thực được thu nhỏ dành cho các bé. Chính vì thế mà bất cứ thứ gì ngoài thực tế đều có thể được sao chép qua các bộ giáo cụ Montessori.

day-tre-theo-phuong-phap-montessori

Một trường mầm non theo mô hình Montessori đúng chuẩn phải được thiết kế với không gian rộng lớn cho khu vực vận động ngoài trời, khu vực trồng hoa, rau và cây xanh. Bên cạnh đó, bộ giáo cụ giảng dạy phải đạt chất lượng cao với kích thước phù hợp với trẻ, chất liệu tuyệt đối an toàn và đa phần phải nhập ngoại.

Trong lớp học Montessori sẽ được bố trí các loại ng cụ riêng để các bé học cách đếm, sử dụng dây buộc, cúc bấm, nút thắt hay cách sử dụng dao dĩa trên bàn ăn,…Chi phí cho giáo cụ riêng của một lớp học như vậy cũng tốn kém không dưới 2.500 USD (tức khoảng 50 triệu đồng).

Chưa kể đến nguồn nhân lực phải là những người có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản qua các khóa học Montessori dưới sự hướng dẫn của các giáo viên chuyên nghiệp đã có chứng chỉ. Tại Mỹ, tất cả các giáo viên của trường mầm non Montessori đều phải đáp ứng điều kiện như tốt nghiệp Đại học, có ít nhất một năm trải qua các khóa lý thuyết cũng như thực hành phương pháp Montessori.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ tự do hoạt động, đề cao tinh thần tự giác và tính độc lập. Một người định hướng giỏi là người luôn tôn trọng trẻ, tinh tế trong cách nhìn nhận và quan sát, tạo được hứng thú cho trẻ trong học tập và vui chơi.

Xem thêm : ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MONTESSORI LÀ GÌ?