Không có đứa trẻ hư

75.000,0

Mỗi khi nói đến việc kỷ luật con, các bậc cha mẹ thường phải đối mặt với vô số lời khuyên từ các chuyên gia, thậm chí đó có thể là những lời khuyên rất mâu thuẫn, gây khó hiểu và bất khả thi.

Chúng ta loay hoay với việc mềm mỏng hay nghiêm khắc. Phương pháp kỷ luật nhẹ nhàng có phải là cho phép trẻ nắm quyền kiểm soát không? Cha mẹ có nên đe nẹt con để con nghe theo?

Không chỉ mâu thuẫn trong chính gia đình, giữa ba mẹ, giữa những gia đình có nhiều thế hệ chung sống về cách dạy con mà còn là ánh mắt từ xã hội, những người xung quanh nhìn vào. Chắc chắn chẳng có ai làm cha làm mẹ mà chưa từng bối rối hay tức giận khi không biết hành xử ra sao khi con gào thét nơi ng cộng hay con giận dỗi không chịu đi học.

Danh mục:

mô tả sản phẩm

Mỗi khi nói đến việc kỷ luật con, các bậc cha mẹ thường phải đối mặt với vô số lời khuyên từ các chuyên gia, thậm chí đó có thể là những lời khuyên rất mâu thuẫn, gây khó hiểu và bất khả thi.

Chúng ta loay hoay với việc mềm mỏng hay nghiêm khắc. Phương pháp kỷ luật nhẹ nhàng có phải là cho phép trẻ nắm quyền kiểm soát không? Cha mẹ có nên đe nẹt con để con nghe theo?

Không chỉ mâu thuẫn trong chính gia đình, giữa ba mẹ, giữa những gia đình có nhiều thế hệ chung sống về cách dạy con mà còn là ánh mắt từ xã hội, những người xung quanh nhìn vào. Chắc chắn chẳng có ai làm cha làm mẹ mà chưa từng bối rối hay tức giận khi không biết hành xử ra sao khi con gào thét nơi ng cộng hay con giận dỗi không chịu đi học.

Mắng con hay dụ dỗ, cương quyết hay từ tốn giải thích, điều này còn phụ thuộc vào tính cách của mỗi đứa trẻ. Muốn con “ngoan” thì đầu tiên phải hiểu là “không có đứa trẻ nào hư” chỉ là chúng ta chưa tìm ra được biện pháp thích hợp để “chung sống” với con.

Bản thân tác giả cuốn sách không chỉ là một chuyên gia mà còn dành nhiều năm để quan sát và làm việc trực tiếp với các gia đình gặp vấn đề trong cách nuôi dạy trẻ.

“Không giống như phần lớn các chuyên gia cố vấn về kỷ luật trẻ, bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm vận dụng lý thuyết vào thực tế tại các phòng học dành riêng cho cha mẹ/trẻ nhỏ. Tôi từng chứng kiến (cả ngàn lần) những phương thức can thiệp thực sự hiệu quả, rồi những phương thức không bao giờ đem lại kết quả gì, thậm chí cả những phương thức có thể hiệu quả một hoặc hai lần nhưng cuối cùng lại gây ra những cuộc chiến cam go hơn hoặc hủy hoại niềm tin giữa con trẻ và cha mẹ.

Trẻ nhỏ rất dễ vượt qua ranh giới. Trẻ có nhiệm vụ phải trở thành những con người chủ động học hỏi và chủ động khám phá, phù hợp với tiến trình phát triển. Theo bản năng, trẻ bộc lộ vô số cảm xúc khi trẻ phải gắng sức để được tự chủ hơn. Sự hướng dẫn tận tình sẽ giúp trẻ cảm nhận được cảm giác an tâm và thoải mái. Và khi đạt đến ranh giới nào đó, sẽ không cần phải thường xuyên thử thách ranh giới đó nữa. Trẻ tin tưởng cha mẹ và những người chăm sóc mình; và vì thế, trẻ tin tưởng thế giới xung quanh. Trẻ cảm thấy được tự do hơn, bình tĩnh hơn và có thể tập trung vào những việc quan trọng, như chơi đùa, học hỏi, hòa nhập với mọi người và trở thành những em bé luôn luôn vui vẻ.

Khi thiết lập ranh giới, trạng thái cảm xúc của cha mẹ luôn phản ánh rõ nét phản ứng của trẻ. Nếu cha mẹ thiếu sự rõ ràng và không tự tin, hoặc nếu mất bình tĩnh, căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ, thì các con sẽ bất an và dễ dẫn đến hành vi xấu. Trong đôi mắt trẻ thơ, cha mẹ là hình mẫu lý tưởng, là thần tiên và không khí gia đình luôn luôn phụ thuộc vào cảm xúc của cha mẹ. Với cách hiểu này, cha mẹ dễ dàng biết tại sao những cuộc tranh đấu với các hình thức kỷ luật con luôn luôn là một vòng xoáy vô cùng khắc nghiệt.

Đúng như tiêu đề của cuốn sách này, trong thế giới của tôi không có đứa trẻ nào hư; thay vào đó là những tâm hồn non nớt dễ bị ảnh hưởng, nội tâm giằng xé, đang đấu tranh với cảm xúc và động lực của chính mình nhằm thể hiện bản thân và nhu cầu cá nhân, và tất nhiên, trẻ thể hiện theo cách duy nhất mà chúng biết. Nếu chúng ta gọi những đứa trẻ đó là trẻ hư chỉ bởi vì hành vi của chúng khiến chúng ta nổi giận, khó chịu hoặc chướng tai gai mắt, thì chúng ta đang hại trẻ. Đó là một cách gán tên tiêu cực, là nguồn cơn tạo ra nỗi xấu hổ và rất có thể sẽ khiến trẻ bắt đầu tin rằng mình đúng là trẻ hư.”

Cuối cùng, bí mật lớn về phương pháp kỷ luật thành ng là từ bỏ các bí quyết hay mẹo xử lý tình huống mau lẹ cũng như các chiến thuật hấp dẫn khác, và thay vào đó, hãy ứng xử chân thành với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là mức độ tôn trọng cơ bản của phương pháp REI và bạn hãy nắm bắt ngay điều đó.

khách hàng nhận xét

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Không có đứa trẻ hư”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *