Lịch hoạt động Montessori lúa tuổi 3-5

468.000,0

  • Giai đoạn 3-5 tuổi là một giai đoạn “khủng hoảng” khiến cha mẹ nào cũng liên tục khó xử
  • Bao gồm các chuỗi hoạt động phát triển từ lứa tuổi 0-3: Vận động, kết nối gia đình, phát triển ngôn ngữ Tiếng Anh,…
  • Đặc biệt, với các trải nghiệm thực tế và trực quan ở đa lĩnh vực: Thực hành cuộc sống, giác quan, toán, ngôn ngữ, văn hóa khoa học
Category:

mô tả sản phẩm

1. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi 3 – 5

  • Giai đoạn nhạy cảm

Ở độ tuổi này trẻ sẽ trải qua một số giai đoạn nhạy cảm như nhạy cảm về sự sở hữu (trẻ không muốn chia sẻ đồ với người khác), nhạy cảm về ngôn ngữ (trẻ nói nhiều, hỏi rất nhiều…để thu thập thông tin), nhạy cảm với vận động (trẻ chạy nhảy và hoạt động không ngừng nghỉ….)… Và khi trẻ trải qua những thời kỳ nhạy cảm này là trẻ đang xây dựng trong mình những kinh nghiệm, những kiến thức để từ đó hình thành nên trí tuệ của trẻ. Và khi trẻ trải qua những giai đoạn này, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy bé khó tính hơn, bướng hơn, lỳ hơn và chìa khóa để vượt qua những giai đoạn này là cha mẹ hãy TIN TƯỞNG tuyệt đối nơi trẻ. Hãy tin rằng trẻ không phải cố tình bướng bỉnh, trẻ không hư mà đó là vì bản năng bên trong trẻ mách bảo, hãy tin rằng mọi thứ đều có lý do và chúng ta – là người lớn, mọi phản ứng, lời nói, dáng đi ta muốn trao cho trẻ thông điệp gì? Rằng quát mắng, chỉ trích, giận dữ mới giải quyết được vấn đề hay tất cả mọi chuyện chỉ là chuyện nhỏ, cha mẹ hoàn toàn có thể giải quyết được và hãy tin tưởng cha mẹ. Trẻ bình đẳng với người lớn. Chỉ vì chúng ta cao hơn, không có nghĩa là chúng ta giỏi hơn, chúng ta chỉ là có nhiều kinh nghiệm hơn mà thôi.

  • Bí mật của những nơron thần kinh

Mỗi khi một kỹ năng hoặc một điều mới mẻ được hình thành thì một nơron thần kinh mới được tạo ra và liên kết với nhau một cách chắc chắn. Càng có nhiều trải nghiệm, những sợi dây thần kinh sẽ càng kết nối với nhau chặt chẽ  hơn và nhiều hơn. Vậy để những nơron mới được tạo ra, chắc chắn trẻ phải thông qua việc thử làm và sai. Khi làm sai trẻ mới có thể biết được đâu là đúng và dần hình thành nên kinh nghiệm của mình. Càng trải nghiệm nhiều, sai nhiều thì bộ não càng phát triển, vậy thì ngại gì không cho các con thử và chấp nhận những lỗi sai đó phải không cha mẹ?

  • Yêu thích sự lặp đi lặp lại

Có những câu chuyện con muốn mẹ kể đi kể lại và có thể chỉ kể đúng một trang đó mà thôi. Không ít các cha mẹ than vãn rằng “Kể không biết bao nhiêu lần rồi, con không thấy chán à?” Nhưng cha mẹ có biết để thành thục một kỹ năng thì sự lặp đi lặp lại là một điều cần thiết. Con đang xây dựng sự trật tự trong chính bản thân mình và từ đó giúp ích cho sự phát triển trí não của con.

  • Yêu thích khám phá và vận động

Con thích được vận động, được làm việc, tuy nhiên con không quan tâm đến kết quả. Có thể bạn và con có một cuộc đi dạo đến công viên, nhưng đích của con sẽ không phải là công viên mà con như một người khám phá bất cứ thứ gì trên đường, con có thể dừng lại để nhìn say sưa một anh chị khác đang đứng bên đường nói chuyện hay những con kiến bé tí xíu dưới mặt đất. Hoặc con có thể không đi đường thẳng mà trèo lên những gờ tường, băng qua những tảng đá. Con sẽ tự thử thách bản thân và tập trung vào QUÁ TRÌNH trải nghiệm chứ không quan tâm đến kết quả. Vậy thì chúng ta hãy ít nói câu “Nhanh lên” và nói nhiều câu “Được con ạ” để trẻ yên tâm làm công việc xây dựng con người bên trong của mình nhé!

  • Hãy trao quyền vì con muốn được độc lập

Con muốn được thể hiện là một cá thể độc lập, nếu con muốn mà không được làm hoặc bị ngăn cấm, thì theo thời gian, cảm giác kiểm soát hoặc khả năng đưa ra lựa chọn có ý nghĩa bị hạn chế sẽ khiến con không cảm nhận được mình là người mạnh mẽ, quan trọng và điều này có thể làm tổn thương quan điểm của con về chính bản thân mình. Khi giá trị bản thân bị hạ thấp thì có thể dẫn tới hành vi đả kích và tự hủy hoại bản thân. Thay vào đó, hãy thử cách này.

Nếu đó không phải là vấn đề sức khỏe hoặc an toàn, hãy nói với con “Con tự quyết định đi” hoặc “Con nghĩ sao” hoặc “Tùy con”.

Rất thường xuyên là chúng ta có thể có xu hướng biến mọi chuyện thành vấn đề sức khỏe hoặc an toàn. Hãy tự hỏi xem nó có thật sự như vậy? Hay chỉ là những gì ta đang cho là tốt nhất với con. Tất nhiên, xin lưu ý việc khuyến khích con tự quyết định không phải là cho phép con muốn làm gì thì làm, bất chấp độ tuổi. Mỗi độ tuổi và giai đoạn phát triển, chúng ta sẽ mở rộng dần phạm vi ra quyết định, phù hợp với nhận thức, hành vi của con. Chúng ta có thể cho con tự quyết, với điều kiện chúng ta đã cung cấp đủ những thông tin, sự đánh giá nhiều chiều để con tự tin cân nhắc.

2. Đặc điểm của bộ lịch.

Bộ lịch là chuỗi những gợi ý cụ thể về các hoạt động, trải nghiệm thú vị được chia đều các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật bao gồm 7 lĩnh vực:

  • Hoạt động khám phá khoa học: Còn gì thú vị hơn khi thấy cuộc sống này thật nhiều điều thú vị và “A, sao nó hay thế hả mẹ? Ôi, mẹ ơi, cây mầm đã mọc lên được rồi này…” Mỗi lần khám phá là một lần con lớn hơn, con đang tích lũy mọi kinh nghiệm để xây dựng nên một cô/cậu bé thật thông minh trong tương lai đó ba mẹ ạ!

  • Nghệ thuật: Đây là những hoạt động về màu sắc, hình khối, đất nặn…những hoạt động này giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, nuôi dưỡng tính thẩm mỹ trong con và từ đó con có nền tảng để phát huy tính sáng tạo của mình.

  • Vận động: Là những hoạt động giúp con phát triển về thể chất, tất cả các cơ và các bộ phận trên cơ thể được vận động. Những hoạt động này giúp con giữ thăng bằng và từ đó hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn.

  • Hoạt động thực hành cuộc sống: Thông qua những hoạt động đơn giản, gần gũi, con sẽ có cơ hội trở thành “người lớn tí hon”. Không ngạc nhiên khi bạn đến với một lớp học Montessori, bạn sẽ thấy các con ai cũng có việc của mình, các con nỗ lực và tập trung vào những điều con muốn và hài lòng khi mình có thể lau xong một chút nước rớt trên sàn, hay xúc hết được những viên đá sang bát bên cạnh. Con cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều và dần dần con sẽ trở thành những người độc lập, tự tin hơn trong tương lai.

  • Giác quan: Trí tuệ được hình thành từ đôi bàn tay. Ở những hoạt động giác quan này các con được kích thích phát triển thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác một cách đơn giản, cụ thể và gần gũi. Chắc chắn đây sẽ là những khoảnh khắc không thể nào quên đối với cả cha mẹ và các con.

  • Toán: Giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhạy cảm với toán học. Toán học trong Montessori sẽ đi từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể đến trừu tượng. Các con được học sâu, hiểu bản chất thông qua việc sờ chạm vào các lượng và số. Góc Toán sẽ không còn là một thứ gì đó khô cằn, khó khăn mà sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị và vui vẻ. Ở nhà, các con cũng có thể học toán thông qua các đồ vật trong gia đình, đó cũng là một trải nghiệm với Toán vô cùng thú vị với các con.

  • Ngôn ngữ: Trẻ thích nói và nói rất nhiều. Trẻ không ngừng hỏi cha mẹ về tất tần tật mọi thứ xung quanh. Các hoạt động ở góc này sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ vựng, sửa phát âm và cách sắp xếp các thành phần trong một câu thông qua những câu chuyện, những bài học 3 bước với thẻ trái nghĩa, đối lập, đi cùng nhau….và vô số những hoạt động thú vị khác.

  • Cả nhà bên nhau: Trẻ có thời gian kết nối với gia đình, trẻ có thời gian quan sát và học được cách giải quyết vấn đề của từng thành viên trong ghi đình qua đó hiểu nhau và yêu thương nhau nhiều  hơn. Những hoạt động được gợi ý cho cha mẹ có thể cùng con vui chơi, cùng con trải nghiệm – đây là thông điệp mà bộ lịch muốn gửi đến cho các bậc phụ huynh” hãy dành thời gian chất lượng bên con mỗi ngày”, cha mẹ hãy cùng con trưởng thành.

  • Ngôn ngữ Tiếng Anh: Mỗi tuần trẻ sẽ được nghe một câu chuyện hoặc bài hát bằng tiếng anh, điều này cung cấp cho trẻ môi trường tiếp xúc thêm với một ngôn ngữ mới qua đó phát triển khả năng tiếng anh của trẻ trong tương lai.

khách hàng nhận xét

There are no reviews yet.

Be the first to review “Lịch hoạt động Montessori lúa tuổi 3-5”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *